Xử lý mangan trong nước thải giúp giảm thiểu tác hại nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là nguồn nước.
Nước nhiễm mangan sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như có tác động trực tiếp đến sức khỏe.
Vậy nguyên nhân nước bị nhiễm mangan từ đâu và cách xử lý mangan trong nước như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân dẫn tới nước bị ô nhiễm mangan:
Thông thường, nước bị ô nhiễm mangan sẽ đi kèm với ô nhiễm sắt. Sau đây là những nguyên nhân chính:
- Nguồn nước ngầm đi qua các lớp đất đá và mang theo lượng lớn mangan vào trong nước và làm nước bị ô nhiễm
- Nước rửa trôi mangan trên mặt mặt đất là hảy xuống ao, hồ, sông, suối,…và ngấm xuống mạch nước ngầm.
- Quá trình phong hóa từ phá hủy đất đá và khai thác khoáng sản
- Xả thải chưa qua xử lý, sản xuất và luyện kim.
Tại sao cần xử lý mangan trong nước đúng cách:
Nước bị nhiễm mangan sẽ ảnh hưởng đến với sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của người sử dụng.
Vậy nên cần khắc phục và có phương pháp xử lý mangan trong nước một cách triệt để.
Ảnh hưởng tới sinh hoạt
- Manga khi tiếp xúc với không khí sẽ thành mangan dioxit (MnO2) dẫn đến kết tủa đen làm cho nước có màu nâu đen và có mùi tanh của kim loại khi sử dụng.
- Dụng cụ chứa nước xuất hiện các cặn ố đen cũng là biểu hiệu của dấu hiện nước bị nhiễm mangan. Vì vậy nếu sử dụng nước trong lau rửa, giặt giũ sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của đồ dùng.
- Giặt quần áo bằng ô nhiễm sẽ hình thành nên các vết ố bẩn do quá trình oxy hóa của mangan gây ra.
- Mangan khi tiếp xúc trực tiếp với Clo thì sẽ kết tủa cặn bám dioxit mangan sẽ gây tắc đường ống.
Ảnh hướng tới sức khỏe
- Sử dụng nước bị ô nhiễm mangan sẽ tác động xấu đến hệ thần kinh và gây ra hội chứng manganism.
- Nếu một lượng lớn mangan hấp thu vào cơ thể thì các bộ phận như: phổi, hệ thần kinh, tim mạch bị nhiễm độc nghiêm trọng.
- Đặc biệt, cơ thể trẻ em rất dễ dàng hấp thụ mangan, vì thế các chuyên gia y tế đã khuyến cáo phụ nữ mang thai và trẻ em không được tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm mangan.
Tiêu chuẩn về hàm lượng Mangan có trong nước:
Mangan có mặt trong nước có dạng ion hòa tan (Mn2+). Với hàm lượng nhỏ dưới 0,1 mg/l thì mangan có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống – QCVN 01: 2009/BYT hàm lượng mangan trong nước không vượt quá 0.3mg/l.
Dấu hiệu nhận biết nước đã bị nhiễm mangan
Khi nước bị nhiễm mangan được biểu hiện rất rõ thông qua mùi vị, màu sắc và vật dụng bị bám cặn bẩn.
- Thông qua mùi vị: Nước bị ô nhiễm sẽ có mùi tanh của kim loại gây khó chịu cho người sử dụng.
- Thông qua màu sắc: Khi mangan tiếp xúc với không khí trong bể nước thì sẽ kết tủa màu xám đen và làm đục nước.
- Thông qua vật dụng: Nước bị nhiễm mangan sẽ làm cho quần áo bị ố đen, cặn đen bám trên thành, đáy bể chứa, các dụng kim loại bị rỉ do sử dụng nguồn nước để vệ sinh.
5 phương pháp xử lý mangan trong nước hiệu quả:
1. Xử lý mangan trong nước bằng vật liệu lọc
Hiện nay, trên thị trường các vật liệu lọc chuyên nghiệp dùng để xử lý sắt và mangan trong nước ngầm như: Các mangan, Birm, Pyrolox.
Các vật liệu này được ứng dụng trong hệ thống cột lọc bao gồm các vật liệu lọc như: Than hoạt tính, cát thạch anh, cation,…
Mangan: Cát mangan chứa thành phần KMn04, là thành phần chuyên dùng để xử lý nước ô nhiễm mangan, sát, hydrogen sulfide, asen. Ngoài ra, cát mangan còn khử được mùi tanh trong nước thông qua quá trình oxy hóa trực tiếp với bề mặt cát.
Birm: một loại vật liệu lọc chuyên xử lý sắt và mangan trong nước ngầm. Cơ chế hoạt động của Birm như một chất xúc tác không hòa tan để tăng cường các phản ứng oxi hóa Mn2+ thành Mn4+ dưới dạng kết tủa và có thể dễ dàng loại bỏ bằng cách rửa ngược.
Pyrolox: là vật liệu lọc mangan dioxit hàng đầu được chuyên gia khuyến nghị dùng trong xử lý nước bị nhiễm mangan, sắt, hydro sunfua, asen. Lớp phủ mangan dioxit hoạt động mạnh mẽ như chất xúc tác để oxy hóa sắt và loại bỏ dung dịch dưới dạng tủa.
2. Xử lý mangan trong nước bằng hệ thống bể lắng
Bể lắng là quá trình làm giảm hàm lượng cặn có tỷ trọng lớn hơn nước sẽ bị lắng xuống đáy bể và hiệu quả sẽ phụ thuộc vào quá trình oxy hóa.
Cách xử lý mangan trong nước ngầm bằng hệ thống bể lắng được diễn ra sau khi nước ô nhiễm đã được làm thoáng hay oxy hóa bằng chất hóa học
3. Xử lý mangan trong nước bằng hóa chất
Các chất oxy hóa mạnh thường được sử dụng trong quá trình xử lý mangan là: KMn04, Cl2, O3,…
Xử lý mangan trong nước ngầm bằng vôi sẽ kết hợp với các quá trình làm ổn định nước hoặc làm mềm nước. Khi hợp chất mangan hydroxyd tạo ra sẽ giữ lại được trong bể lắng và nước lọc sẽ nằm toàn bộ tại bể lọc.
4. Xử lý mangan trong nước bằng hệ thống bể lọc
Phương pháp này là sự phối hợp của nhiều loại vật liệu như: cát, sỏi lọc nước, than hoạt tính,… nhằm mục đích loại bỏ Mn và các hợp chất gây hại trong nước.
Ngoài ta, người ta còn sử dụng thêm các lớp vật liệu chuyên dụng như hạt Birm , Filox, cát mangan để loại bỏ mangan tốt nhất.
5. Xử lý mangan trong nước bằng phương pháp làm thoáng
Phương pháp làm thoáng để xử lý mangan trong nước ngầm là cách để làm giàu oxy cho nước, tạo điều kiện để Mangan oxy hóa và tạo thành các chất ít tan thông qua bể lọc để giữ lại. Những cách xử lý mangan trong nước bằng cách làm thoáng nước bị ô nhiễm như:
- Sục oxy
- Sử dụng giàn mưa, phun sương xuống bể lọc để đi qua các lớp vật liệu lọc.
- Bố trí giàn phun mưa kết hợp với quạt gió
- Làm thoáng bằng bể lọc
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi!
Công nghệ hiện đại, đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi mong muốn đồng hành cùng quý doanh nghiệp, góp phần thực hiện tốt trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường tự nhiên.
CÔNG TY TNHH TMDV MÔI TRƯỜNG THÀNH NAM
MST: 3603594599
Địa chỉ: Số 69/321, Đường Phùng Hưng, KP Long Đức 3, Phường Tam Phước, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0942 808 888 (Mr Linh)
Email: info@moitruongthanhnam.vn
Website: moitruongthanhnam.vn