Công tác quản lý môi trường tổng quát tại doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn đang được thực hiện tuy nhiên vẫn chưa đạt được hiệu quả tối ưu nhất, và vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề bất cập.
Trong giai đoạn 2016-2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra nhiều phương hướng giải quyết các vấn đề môi trường, đề xuất thực hiện nghiêm công tác quản lý môi trường, đặc biệt là với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thực hiện tuyên truyền xuyên suốt quá trình phát triển, trải rộng trên các lĩnh vực và theo không gian địa lý vùng, miền.
Mặc dù còn có một số hạn chế do khó khăn về cơ chế, chính sách, nguồn lực, song nhìn chung, công tác bảo vệ môi trường đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực. Xu hướng suy giảm nhanh chất lượng môi trường đã được kiềm chế.
Ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra nhưng xu hướng tăng mạnh như trước đây đã được ngăn chặn, mức độ ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi không tăng hoặc tăng không đáng kể, chất lượng môi trường đã cơ bản được cải thiện; một số dự báo tác động xấu tới môi trường từ các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội đã được ngăn ngừa có hiệu quả.
Tại sao cần thực hiện công tác quản lý môi trường tại doanh nghiệp?
Cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày thải ra không ít lượng rác thải ra ngoài môi trường. Việc thực hiện công tác quản lý môi trường tại doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng.
Thứ nhất, hoạt động sản xuất kinh doanh làm tăng nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc khai thác quá mức sẽ dẫn đến những nguy hại và bất lợi cho môi trường và cân bằng sinh thái.
Thứ hai, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp làm phát sinh chất thải, nước thải và khí thải (kể cả thông thường lẫn nguy hại). Lượng chất thải công nghiệp này dễ gây suy thoái, ô nhiễm môi trường xung quanh như môi trường đất, môi trường nước, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người.
Thứ ba, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể làm phát sinh những vấn đề môi trường thông qua hoạt động nhập khẩu những sản phẩm hàng hóa không thân thiện với môi trường vào Việt Nam, trong đó có thể là những chất thải độc hại.
Trước những thực trạng đó, việc đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt và xuyên suốt trong công tác quản lý môi trường tại doanh nghiệp là thật sự cần thiết và cấp bách ngay từ khi doanh nghiệp chuẩn bị bước vào hoạt động.
Vậy công tác quản lý môi trường tại doanh nghiệp gồm những bước nào, cần những hồ sơ pháp lý liên quan nào, cũng là câu hỏi đặt ra đối với nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ trên cả nước.
Công tác quản lý môi trường tại doanh nghiệp gồm những gì?
Ngay trong giai đoạn chuẩn bị dự án, các chủ đầu tư cần phải tiến hành lập hồ sơ môi trường tương ứng với quy mô doanh nghiệp.
Từ thời điểm này, công tác quản lý môi trường đã bắt đầu được triển khai, thực hiện và giám sát xuyên suốt từ quá trình xây dựng, vận hành thử nghiệm, hoạt động chính thức. Sau đó sẽ tiếp tục duy trì và báo cáo định kỳ.
Chia thành các giai đoạn: trước khi hoạt động và trong quá trình hoạt động sẽ cần những báo cáo về bảo vệ môi trường khác nhau và các hồ sơ cần thiết đi kèm.
1. Trước khi hoạt động
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Lập kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải
Xây dựng kế hoạch BVMT
Báo cáo kết quả thực hiện BVMT
Đưa vào hoạt động chính thức
2. Trong quá trình hoạt động:
Thực hiện các hồ sơ và các báo cáo liên quan cho từng loại chất thải trong quá trình hoạt động, chẳng hạn như:
- Chất thải rắn, chất thải rắn nguy hại, chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại: cung cấp hợp đồng, biên bản giao nhận các loại chất thải, Đăng ký Sổ đăng ký chủ nguồn thải đối với chất thải nguy hại, Báo cáo quản lý chất thải nguy hại
- Đối với khí thải: Giấy phép xả khí thải.
- Nước thải: Giấy phép xả nước thải, Báo cáo hoạt động xả nước thải vào nguồn.
Đồng thời, trong suốt quá trình hoạt động, cần thực hiện quan trắc định kì đối với các loại chất thải (rác thải, khí thải, nước thải) và Báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
Nếu trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thực hiện khai thác, khai thác nước mặt thì cần cung cấp giấy phép hồ sơ cần thiết đến việc khai thác và báo cáo hoạt động khai thác.
Toàn bộ quá trình công tác quản lý môi trường phải thực hiện qua nhiều bước, cần có một sơ đồ gói gọn, và các nhân viên phụ trách phải nắm được tổng quan, chủ động rà soát và theo sát các bước trong công tác quản lý môi trường tại doanh nghiệp.
Luật Bảo vệ môi trường sau nhiều lần sửa đổi đã đặt ra những yêu cầu ngày càng cao hơn nhằm bảo vệ môi trường bền vững bên cạnh việc hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do đó, doanh nghiệp cần phải quán triệt các nguyên tắc, giải pháp, thực hiện nghiêm công tác quản lý môi trường tại cơ sở của mình.
Điều này không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn mang lại sự tối ưu, tiết kiệm cho doanh nghiệp, đảm bảo uy tín và xây dựng hình ảnh đẹp của doanh nghiệp trên thương trường.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp đoanh nghiệp và chủ đầu tư có cái nhìn rõ nét và tổng quan hơn về công tác quản lý môi trường.
Đồng thời, giúp doanh nghiệp có thêm một số thông tin tham khảo để xây dựng sơ đồ phù hợp cho tình hình thực tế.
Môi Trường Thành Nam – luôn đồng hành cùng doanh nghiệp để giải quyết những khó khăn khi thực hiện công tác bảo vệ môi trường, góp phần nâng tầm thương hiệu và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
CÔNG TY TNHH TMDV MÔI TRƯỜNG THÀNH NAM
MST: 3603594599
Địa chỉ: Số 69/321, Đường Phùng Hưng, KP Long Đức 3, Phường Tam Phước, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0942 808 888 (Mr Linh)
Email: ctymoitruongthanhnam@gmail.com
Website: moitruongthanhnam.vn
Tham khảo thêm: