Chống ô nhiễm hóa chất – Cần hành động nhiều hơn
Hơn 2.000 đại biểu từ khắp nơi trên thế giới vừa tập trung tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva (Thụy Sĩ) để thảo luận về cách tốt nhất nhằm chống ô nhiễm hóa chất, vốn ngày càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và môi trường.
Trong suốt hai tuần họp, các quốc gia kỳ vọng sẽ đạt được tiến bộ trong việc bổ sung “hóa chất vĩnh cửu” (PFAS) vào danh sách các chất độc hại bị cấm hoặc hạn chế theo Công ước Stockholm – hiệp ước toàn cầu bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước các mối đe doạ ô nhiễm hóa chất lâu dài.
Các quốc gia cũng sẽ tìm cách điều chỉnh hơn nữa việc sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu theo Công ước Rotterdam về quản lý hóa chất độc hại; và xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về quản lý hợp lý rác thải nhựa và rác thải điện tử theo Công ước Basel về quản lý chất thải nguy hại xuyên biên giới.
Hàng triệu người thiệt mạng đặt ra yêu cầu về việc Chống ô nhiễm hóa chất
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vào năm 2019, ước tính một số lượng nhỏ hóa chất có sẵn dữ liệu đã gây ra cái chết cho hai triệu người, bao gồm cả các bệnh
Trong số các vấn đề quan trọng khác, cuộc họp lần thứ 11 của Hội nghị các Bên (COP) của Công ước Stockholm sẽ thảo luận về việc xây dựng các thủ tục và cơ chế tuân thủ, đồng thời xem xét một loạt các khuyến nghị xuất phát từ lần đánh giá thứ hai của Công ước.
Điều này sẽ bao gồm đánh giá việc tiếp tục sử dụng thuốc diệt côn trùng DDT – vẫn được sử dụng để kiểm soát bệnh sốt rét ở một số quốc gia – dựa trên báo cáo về công việc của nhóm chuyên gia DDT; báo cáo về tiến độ loại bỏ nhóm hóa chất hữu cơ độc hại PCBs và dự thảo chiến lược nhằm đáp ứng các mục tiêu loại trừ PCBs đến năm 2025 và 2028 được đề ra trong Công ước Stockholm.
Việc quản lý rác thải triệt để và xử lý đúng cách sẽ giúp chống ô nhiễm hóa chất đối với môi trường sống.
Quản lý rác thải nhằm chống ô nhiễm hóa chất
Cuối tháng này, cộng đồng quốc tế sẽ gặp nhau tại Paris (Pháp) để tiếp tục làm việc hướng tới một hiệp ước quốc tế mới nhằm chống ô nhiễm hóa chất bằng việc quản lý rác thải hiệu quả, có tính ràng buộc pháp lý về ô nhiễm nhựa.
Cuộc họp lần thứ 16 của COP đối với Công ước Basel sẽ xem xét khả năng áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật để quản lý rác thải nhựa, cũng như các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo hướng thân thiện với môi trường.
Các bên sẽ xem xét các khuyến nghị từ Ủy ban Thực hiện và Tuân thủ, bao gồm tiến độ để đạt được các mục tiêu báo cáo quốc gia.
Một bản cập nhật về công việc của các đối tác liên quan đến Công ước, tập trung vào rác thải điện tử, rác thải nhựa và rác thải sinh hoạt, cũng như ngăn ngừa và chống buôn bán bất hợp pháp chất thải nguy hại và chất thải khác, cũng sẽ được trình bày trước COP.
WHO cho biết tổng sản lượng hóa chất trên toàn thế giới đang gia tăng và doanh số bán hàng dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi từ năm 2017 đến năm 2030.
Nguồn: Viện Chiến Lược, Chính Sách Tài Nguyên và Môi Trường
CÔNG TY TNHH TMDV MÔI TRƯỜNG THÀNH NAM
MST: 3603594599
Địa chỉ: Số 69/321, Đường Phùng Hưng, KP Long Đức 3, Phường Tam Phước, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0942 808 888 (Mr Linh)
Email: ctymoitruongthanhnam@gmail.com
Website: http.moitruongthanhnam.vn