Thải bỏ phương tiện giao thông – Những quy định quan trọng trong việc quản lý mô hình này đang được các cấp lãnh đạo quan tâm hàng đầu.
Ngày 28/4/2023, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Dự án “Nghiên cứu xây dựng quy định về thải bỏ, thu hồi phương tiện giao thông vận tải phù hợp với điều kiện Việt Nam”, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) đã tổ chức cuộc họp tham vấn chuyên gia về mô hình quản lý việc thải bỏ phương tiện giao thông.
TS. Nguyễn Trung Thắng – Phó Viện trưởng, chủ trì cuộc họp, với sự tham gia của đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Vụ Khoa học – Công nghệ và Môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính; Cục Đăng kiểm Việt Nam; Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an; Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA).

TS. Nguyễn Trung Thắng – Phó Viện trưởng ISPONRE chủ trì cuộc họp
Tại buổi làm việc, đại diện nhóm nghiên cứu – bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh đã trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, thực trạng và những tồn tại trong quản lý việc thải bỏ phương tiện giao thông ở Việt Nam, từ đó đề xuất mô hình quản lý phù hợp và hiệu quả.
Các chuyên gia đã đóng góp nhiều ý kiến có giá trị giúp nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện mô hình, trong đó các ý kiến tập trung vào vấn đề làm rõ đối tượng các loại phương tiện giao thông cần thải bỏ, quy trình thu mua phương tiện giao thông thải bỏ, trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan…
Dự án thải bỏ phương tiện giao thông dự kiến gồm 3 nội dung:
– Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách EPR và chính sách hỗ trợ cho thực hiện EPR đối với phương tiện giao thông.
– Rà soát, đánh giá thực trạng thải bỏ, thu hồi, tái chế phương tiện giao thông cũ, hết hạn sử dụng.
– Đề xuất mô hình và giải pháp chính sách thực hiện thu hồi phương tiện giao thông thải bỏ.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh trình bày mô hình đề xuất về quản lý việc thải bỏ phương tiện giao thông
Dự án “Nghiên cứu xây dựng quy định về thải bỏ, thu hồi phương tiện giao thông vận tải phù hợp với điều kiện Việt Nam” do ISPONRE chủ trì thực hiện trong các năm 2022-2023, với sự hỗ trợ của VAMM và VAMA. Kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định về thải bỏ phương tiện giao thông.
Trích Nguồn: Viện Chiến Lược, Chính Sách Tài nguyên và Môi Trường
Việt Nam cần có tiêu chuẩn về việc thải bỏ phương tiện giao thông:
Ông Sunil Herat, Khoa Kỹ thuật và Môi trường xây dựng, Đại học Griffith (Australia) đề xuất Việt Nam cần có tiêu chuẩn về thải bỏ phương tiện giao thông như một số nước và vùng lãnh thổ đã áp dụng
Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (có hiệu lực từ 1/1/2022) và Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ, từ năm 2024 trở đi, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu 6 loại sản phẩm như pin, ắc quy; điện, điện tử; săm, lốp; dầu nhớt; phương tiện giao thông và nhóm bao bì sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm.
Riêng việc thải bỏ phương tiện giao thông, các nhà sản xuất ô tô, xe máy sẽ phải thu hồi phương tiện giao thông thải bỏ từ người dân để tái chế, áp dụng từ năm 2027.
Ngoài ra, phương tiện giao thông thải bỏ phải có “Giấy chứng nhận tiêu huỷ” (COD) từ cơ sở xử lý được uỷ quyền hợp pháp như một điều kiện để hủy đăng ký…
Đối với cơ chế tài chính cho tái chế sau khi thực hiện thải bỏ phương tiện giao thông, theo ông Sunil Herat, có thể lựa chọn 1 trong 2 phương thức:
– Chương trình tái chế được tài trợ hoàn toàn bởi các nhà sản xuất/nhập khẩu thông qua một quỹ tái chế.
– Nhà sản xuất/nhập khẩu, người tiêu dùng chia sẻ chi phí tái chế phương tiện thải bỏ.
Theo ông Thắng là từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam cần nghiên cứu cơ chế khuyến khích người dân bàn giao khi xe cũ quá để tái chế, như Hàn Quốc đã hỗ trợ người dân một phần tiền để người dân mua xe mới.
Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh về việc thải bỏ phương tiện giao thông rằng: “Tôi cho rằng đây là những đề xuất hay mà Việt Nam có thể nghiên cứu. Ví dụ về tiêu chuẩn về phương tiện giao thông thải bỏ, ở nước ta, ngành giao thông vận tải mới có nghị định quy định liên quan đến niên hạn với phương tiện giao thông vận tải, còn với xe cá nhân không có niên hạn”.
Ngày nay, chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động của các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt cũng gây ra những hậu quả cực kỳ lớn đối với môi trường, xã hội.
Dựa trên nhu cầu thiết yếu đó, nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ môi trường ra đời, giúp quá trình xử lý các loại chất thải, phế liệu, thải bỏ phương tiện giao thông cũ quá hạn cũng trở nên dễ dàng hơn.
Công ty TNHH TMDV Môi Trường Thành Nam chuyên thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải công nghiệp. Nhận thu gom, vận chuyển và xử lý tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh và các tỉnh Miền Tây Nam Bộ…
Chúng tôi cam kết đem lại giải pháp toàn diện, từ vận chuyển đến xử lý, để bạn có thể yên tâm tập trung vào sự phát triển của mình.
Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm và hợp tác!
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TM DV MÔI TRƯỜNG THÀNH NAM
MST: 3603594599
Địa chỉ: Số 69/321, Đường Phùng Hưng, KP Long Đức 3, Phường Tam Phước, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0942 808 888 (Mr Linh)
Email: ctymoitruongthanhnam@gmail.com
Website: moitruongthanhnam.vn