Chất thải nhựa y tế, nếu như không được thực hiện đúng cách sẽ dẫn đến nhiều vấn đề ô nhiễm: không khí, môi trường, nguồn nước. Hậu quả của nó làm ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Hàng chục vạn cán bộ, nhân viên y tế, hàng triệu lượt bệnh nhân nội trú và hơn 300 triệu lượt người bệnh ngoại trú mỗi năm nên lượng rác thải nhựa trong y tế rất lớn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống.
Để góp phần giải quyết vấn đề quản lý chất thải nhựa y tế mà Chính phủ đã đề ra, ngày 16-8, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế.
Trên thế giới, mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm xử lý chất thải nhựa y tế đã được áp dụng ở Anh, Iceland, Đan Mạch, trung Quốc và Philippines.
Ở Việt Nam, mô hình này đã và đang được áp dụng trong việc quản lý chất thải của nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau và cho thấy những hiệu quả đáng ghi nhận, như nông – lâm – ngư nghiệp, khai khoáng, công nghiệp chế biến – chế tạo, xây dựng, y tế,…
Quản lý chất thải nhựa y tế là điều cấp thiết:
Trong lĩnh vực y tế, rác thải nhựa được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Từ các hoạt động chuyên môn y tế như bao bì, dụng cụ bao gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, vật liệu, đồ dùng trong y tế hay từ hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất…
Rác thải y tế hiện nay vẫn có nhiều cơ sở chưa phân theo đúng chủng loại, chưa khử khuẩn trước khi thải, không có nhà chứa hoặc có nhưng không đủ tiêu chuẩn, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Việc tiếp xúc với rác thải y tế như bơm, kim tiêm, chai lọ đựng dung dịch có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương cho cơ thể do các vật sắc nhọn.
Vật sắc nhọn này không chỉ gây nên những vết cắt, đâm mà còn gây nhiễm trùng các vết thương nếu vật sắc nhọn đó bị nhiễm tác nhân gây bệnh.
Trong rác thải y tế chứa đựng các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như HIV, tụ cầu, viêm gan B…
Các tác nhân này có thể thâm nhập vào cơ thể qua vết đâm xuyên, các vết trầy xước, qua đường hô hấp, qua niêm mạc, đường tiêu hóa.
Việc quản lý chất thải nhựa y tế không đúng cách, chôn lấp, thiêu đốt không đúng quy định, tiêu chuẩn thì sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí và sự ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người, hệ sinh thái.
Cùng với đó, nó sẽ gây ảnh hưởng tới những người trực tiếp tiếp xúc với chất thải.
Vấn đề quản lý chất thải nhựa y tế hiện nay:
Tùy theo đặc thù cụ thể của ngành, chủng loại và số lượng chất thải nhựa trong y tế khác nhau: bơm kim tiêm, ống nghiệm, các loại bao bì, lọ đựng thuốc, dịch truyền, túi nilon, bao tay,…
Ngoài ra còn có các sản phẩm dụng cụ đựng đồ ăn, thức uống cho bệnh nhân, thân nhân.
Dựa trên số liệu báo cáo, tổng sản lượng của chất thải y tế nguy hại mỗi năm trung bình khoảng 21.300 tấn, chất thải nguy hại được xử lý là trên 21.100 tấn (chỉ khoảng 99.1%).
Cùng với sự phát triển kinh tế công nghiệp mạnh mẽ, các loại nhựa có hiệu sức cao sử dụng trong y tế cũng ra đời nhiều hơn, một số vật liệu có thể kế đến như là: polycarbonate tương thích sinh học (PC), polyetheretherketone (PEEK), nhựa nhiệt dẻo (TPE),… cung cấp cho ngành thiết bị y tế.
Theo Polaris Market Research, thị trường Nhựa y tế toàn cầu khoảng 22,2 tỷ USD vào năm 2017 và được dự đoán sẽ đạt trên 37,5 tỷ USD vào năm 2026.
Tốc độ tăng trưởng hằng năm kép được dự đoán sẽ đạt 6,1%/năm trong giai đoạn dự báo.
Việc phân loại đúng cách sẽ góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc quản lý chất thải nhựa y tế.
Giải pháp hữu hiệu cho việc quản lý chất thải nhựa y tế:
Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo tất cả các cơ quan, đơn vị trong ngành trên toàn quốc thông qua Chỉ thị 08/CT-BYT vào ngày 29/7/2019.
Tuy nhiên, thực tế thì việc quản lý chất thải nhựa y tế tại các bệnh viện còn đang lúng túng vì thiếu các tài liệu hướng dẫn, chương trình đào tạo, cũng như mô hình thích hợp để áp dụng.
Ngoài ra còn có những vi phạm quy định như thu gom, vận chuyển bất hợp pháp chất thải lây nhiễm ra các làng nghề để tái chế thành các dụng cụ đựng thực phẩm gây bức xúc dư luận.
Hiện nay, đa số các bệnh viện thuê các đơn vị môi trường bên ngoài xử lý CTRYT bao gồm các chất thải nhựa và phương pháp xử lý chính là mang đi đốt – phương pháp xử lý nhựa độc hại nhất, hoặc chôn lấp.
Chi phí cho việc thuê xử lý này cũng là một gánh nặng khá lớn với các bệnh viện, thậm chí lớn hơn nhiều lần khi chất thải là chất thải lây nhiễm.
Trong khi nếu áp dụng cách tiếp cận của Bộ Tài nguyên Môi trường là “Coi rác thải là nguồn tài nguyên, quản lý chất thải rắn phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tuần hoàn”, coi chất thải nhựa lây nhiễm là một nguồn nguyên liệu tái chế sau khi áp dụng các biện pháp tiệt trùng, loại bỏ yếu tố lây nhiễm, thì gánh nặng này sẽ giảm đi rất nhiều, thậm chí có thể tạo nguồn thu cho bệnh viện.
Mô hình kinh tế tuần hoàn mang lại sự ưu việt cho việc tái chế, quản lý chất thải nhựa y tế – tuần hoàn vòng đời của sản phẩm nhựa làm tăng lợi ích kinh tế lại bảo vệ môi trường.
Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta nhận diện rõ hơn về hiện trạng ô nhiễm môi trường sống, mà nguyên nhân chính xuất phát từ khâu quản lý chất thải nhựa y tế chưa hiệu quả, chưa đầy đủ quy trình và chuyên môn kỹ thuật.
Môi trường Thành Nam – đội ngũ chuyên gia của chúng tôi với kiến thức sâu rộng, am hiểu vững chắc về việc xử lý chất thải công nghiệp, chúng tôi hiểu rõ các yêu cầu và quy định cụ thể của ngành công nghiệp và luôn tìm kiếm những giải pháp tối ưu nhất nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và đảm bảo tái chế và sử dụng tài nguyên.
Ngoài việc xử lý rác thải công nghiệp, chúng tôi còn có đa dạng các dịch vụ về môi trường như: xử lý nước thải công nghiệp, xử lý bùn thải công nghiệp, xử lý chất thải dân sinh, xử lý chất thải nguy hại…
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có những giải pháp tối ưu nhất.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TMDV MÔI TRƯỜNG THÀNH NAM
MST: 3603594599
Địa chỉ: Số 69/321, Đường Phùng Hưng, KP Long Đức 3, Phường Tam Phước, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0942 808 888 (Mr Linh)
Email: ctymoitruongthanhnam@gmail.com
Website: moitruongthanhnam.vn