Thu gom xử lý chất thải y tế

Phân loại và xử lý chất thải y tế nguy hại theo quy định

Xử lý chất thải y tế nguy hại là hoạt động cần được quản lý chặt chẽ, đồng thời cũng cần tuân thủ đúng các quy định được ban hành bởi Bộ Y tế.

tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường.

Để kiểm soát chặt chẽ hơn việc quản lý chất thải y tế nguy hại, Bộ y tế đã ban hành các quy định về phân loại và xử lý loại chất thải này mà sau đây Môi trường Thành Nam xin chia sẻ đến quý bạn đọc nhé.

Chất thải y tế là gì?

Theo thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT do Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành ngày 31/12/2015, chất thải y tế là loại chất thải xuất hiện trong quá trình vận hành của các cơ sở y tế.

Chất thải y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế không nguy hại và nước thải từ các hoạt động y tế.

Chất thải y tế là gì? Phân loại

Phân loại và xử lý chất thải y tế theo quy định như thế nào?

Phân loại và xử lý chất thải y tế cũng có những quy định được ban hành, nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường, tránh gây ô nhiễm môi trường làm mất cân bằng sinh thái.

Theo điều 6, khoản 3 và 4 của Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định về việc phân loại chất thải y tế nguy hại như sau:

Chất thải y tế nguy hại lây nhiễm:

  • Chất thải y tế lây nhiễm sắc nhọn: bao gồm các vật dụng có thể gây ra vết thương hoặc xuyên thủng như kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây chuyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật dụng sắc nhọn khác.
  • Chất thải y tế lây nhiễm không sắc nhọn: gồm các chất thải thấm dính máu hoặc các dịch sinh học của cơ thể, các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
  • Chất thải y tế có nguy cơ lây nhiễm cao: các mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng hoặc dính mẫu bệnh phẩm, các chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp ba trở lên, theo quy định tại nghị định số 90/20/2010/NĐ L-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành luật phòng, chống truyền nhiễm để đảm bảo an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm.
  • Chất thải giải phẫu: bao gồm mô, bộ phận cơ thể người và xác động vật thí nghiệm.

Chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm:

Căn cứ theo Điều 4 của Thông tư 20/2021/TT-BYT về việc phân định chất thải y tế, chất thải y tế không lây nhiễm bao gồm:

  • Các hóa chất thải bỏ có thành phần hoặc tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ NSX.
  • Vỏ chai, lọ thuốc hoặc hóa chất, cũng như các dụng cụ dính thuốc hoặc hóa chất, thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo gây nguy hại trên bao bì từ NSX.
  • Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ NSX.
  • Các thiết bị y tế bị hỏng, bị vỡ hoặc đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân, cadimi (Cd), pin, ắc quy thải bỏ và vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ thải bỏ.
  • Dung dịch rửa phim X-Quang, nước thải từ thiết bị xét nghiệm, phân tích, các dung dịch thải bỏ có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại.
  • Chất thải y tế khác có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại, hoặc có cảnh báo nguy hại từ NSX.

Lưu ý: đây là phần tóm tắt, không phải văn bản chính thức của Thông tư, vui lòng tham khảo văn bản chính thức Thông tư 20/2021/TT-BYT để biết thêm chi tiết.

Quy định về phân loại chất thải y tế

Các quy định về phân loại và xử lý chất thải y tế:

Căn cứ theo Điều 62 Luật Bảo vệ môi trường 2020, hoạt động xử lý chất thải y tế cần tuân thủ yêu cầu về bảo vệ môi trường như sau:

a) Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi xả ra môi trường;

b) Phân loại chất thải rắn tại nguồn; thực hiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường lẫn vào chất thải y tế lây nhiễm thì phải quản lý như đối với chất thải y tế lây nhiễm;

c) Ưu tiên lựa chọn công nghệ không đốt, thân thiện môi trường và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải y tế lây nhiễm;

d) Khuyến khích việc khử khuẩn chất thải y tế lây nhiễm để loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi xử lý tập trung;

đ) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra;

e) Xử lý khí thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;

g) Xây dựng, vận hành công trình vệ sinh, hệ thống thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải theo quy định.

Như vậy, trong hoạt động y tế cần phải đáp ứng về các yêu cầu nêu trên để bảo vệ môi trường xung quanh

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định về thu gom chất thải y tế như sau:

1. Quy định về thu gom và xử lý chất thải y tế lây nhiễm

Cơ sở y tế cần phải sắp xếp luồng đi và thời điểm thu gom chất thải y tế lây nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế;

  • Dụng cụ thu gom chất thải y tế phải bảo đảm kín, không rò rỉ dịch thải trong quá trình thu gom;
  • Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải tạm thời trong cơ sở y tế. Trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín;
  • Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ ở gần nơi phát sinh chất thải để loại bỏ mầm bệnh bằng thiết bị khử khuẩn.
  • Đối với cơ sở y tế không có thiết bị khử khuẩn chất thải, trước khi thu gom túi đựng chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi và bỏ vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ LÂY NHIỄM CAO”, được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải lây nhiễm để xử lý hoặc chuyển cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định;
  • Chất thải lây nhiễm dạng lỏng thu gom vào hệ thống thu gom nước thải y tế của cơ sở y tế và quản lý theo quy định về quản lý nước thải y tế;
  • Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế tối thiểu một lần một ngày.
  • Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg trong một ngày, chất thải lây nhiễm được thu gom với tần suất tối thiểu một lần một ngày, chất thải lây nhiễm sắc nhọn được thu gom tối thiểu là một lần một tháng.

2. Quy định thu gom và xử lý chất thải y tế không lây nhiễm

  • Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế;
  • Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân được thu gom và lưu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp, bảo đảm không bị rò rỉ, phát tán hơi thủy ngân ra môi trường.
  • Thu gom chất thải rắn thông thường: chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế và chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế được thu gom riêng.
  • Thu gom chất thải lỏng không nguy hại: chất thải lỏng không nguy hại được thu gom vào hệ thống thu gom nước thải của cơ sở y tế và quản lý theo quy định về quản lý xử lý nước thải y tế. Khí thải phải được xử lý, loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh trước khi xả ra môi trường xung quanh.

3. Thu gom nước thải y tế

  • Xử lý chất thải y tế cũng bao gồm cả nước thải y tế, chứ không riêng gì các loại chất thải rắn.
  • Hệ thống thu gom nước thải phải là hệ thống kín và bảo đảm thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong cơ sở y tế;
  • Nước thải y tế được thu gom và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý nước thải.

Thu gom xử lý chất thải y tế lây nhiễm

Môi trường Thành Nam là đơn vị chuyên hoạt động về lĩnh vực môi trường – giấy phép kinh doanh số 3603594599

Sự ra đời của Thành Nam dựa trên tâm huyết của các Kỹ sư môi trường, Cử nhân khoa học ngành môi trường trẻ và năng động cùng sự cố vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường tại Việt Nam. 

Chúng tôi luôn ý thức và áp dụng những công nghệ tiên tiến trên thế giới, sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao, nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất với chi phí vận hành và bảo trì tối ưu, để đạt được hiệu quả đầu tư. 

Dịch vụ của chúng tôi bao gồm cung cấp các giải pháp xử lý chất thải y tế; xử lý nước thải, xử lý chất thải; tư vấn về các thủ tục pháp lý liên quan đến vận chuyển và xử lý rác thải nguy hại; thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nguy hại theo quy định của Pháp luật.

Phạm vi hoạt động của công ty trải dài từ miền Trung đến mũi Cà Mau. Khu vực tập trung chủ lực: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Bình Dương và Tây Ninh.

Môi trường Thành Nam cam kết đem lại giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp, từ vận chuyển đến xử lý, để bạn có thể yên tâm tập trung vào sự phát triển của mình.

CÔNG TY TNHH TMDV MÔI TRƯỜNG THÀNH NAM 

MST: 3603594599

Địa chỉ: Số 69/321, Đường Phùng Hưng, KP Long Đức 3, Phường Tam Phước, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai 

Điện thoại: 0942 808 888 (Mr Linh) 

Email: info@moitruongthanhnam.vn

Website: moitruongthanhnam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *