Tái chế rác thải nhựa – một trong những giải pháp tối ưu trong việc xử lý sản phẩm nhựa đã qua sử dụng, giúp thu hồi nguyên liệu, tiết kiệm vật liệu mới.
Việc này giúp giảm thiểu hẳn các tác động xấu đến môi trường, giảm chất thải rắn, chất ô nhiễm, mang lại môi trường sống Xanh Sạch Đẹp.
Ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển, rác thải nhựa xuất hiện khắp mọi nơi. Trong điều kiện tự nhiên, loại rác thải này dường như không thể phân hủy, nhưng chúng bị thải ra ở quy mô lớn trên toàn thế giới: thế giới sản xuất khoảng 359 triệu tấn nhựa mỗi năm.
Với giải pháp tái chế rác thải nhựa đã mở ra cho xã hội loài người một hướng đi mới, khả quan hơn trong việc cải thiện môi trường sống.
Tại sao nên tái chế rác thải nhựa?
Ngành công nghiệp tái chế rác thải nhựa ra đời được xem là giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu tình trạng rác thải ra ngoài môi trường.
Đây còn là một bước đột phá mở ra triển vọng mới cho ngành công nghiệp sạch. Tái chế rác thải nhựa, giúp giảm hẳn rác thải không chỉ mang lại lợi ích lớn về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa lâu dài cho môi trường.
Rác thải nhựa đang trở thành mối đe dọa đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Nếu như chúng ta không có hành động cụ thể, thiết thực nào để ngăn chặn tình trạng này, môi trường sống sẽ phải chịu những ảnh hưởng nặng nề do rác thải nhựa gây ra.
Tái chế rác thải nhựa sẽ giúp giảm thiểu tối đa hiệu ứng nhà kính. Rác thải nhựa được xử lý kịp thời sẽ tạo nên những khoảng đất trống thuận lợi cho việc cải tạo và trồng cây xanh, giúp cân bằng sinh thái và giữ sự trong lành cho không khí.
Vậy nếu rác thải nhựa này có thể được chuyển thành vật liệu xây dựng cho người dân có thu nhập thấp thì sao?
Từ chất thải nông nghiệp như bã mía – phụ phẩm của ngành công nghiệp đường ở Brazil – và bã cà phê, đến chất thải bê tông và mảnh vỡ xây dựng, được trộn với nhựa tái chế, có nhiều cách để làm ra nguyên liệu sản xuất gạch, mái ngói, gỗ nhựa và các nguyên liệu hữu ích khác trong xây dựng.
Các vật liệu tái chế rác thải nhựa tiềm năng bằng cách sử dụng hỗn hợp nhựa nguyên sinh và nhựa tái chế – chai PET màu, polypropylene, polyethylene – và các vật liệu thải địa phương khác, chẳng hạn như sợi gai dầu, mùn cưa, chất thải bê tông và bùn đỏ.
Các sáng kiến hiện tại đầy hứa hẹn nhưng chưa thể thực hiện được ở quy mô công nghiệp vĩ mô vì cần khá nhiều thời gian, chi phí và cơ sở vật chất.
Vật liệu xây dựng từ tái chế rác thải nhựa có bền không?
Ví dụ về tái chế thành công ở quy mô công nghiệp gồm có nhựa PET hoặc poly (ethylene therephtalat), vốn được sử dụng để làm chai nước ngọt và polystyrene.
Nhựa có đặc tính rất bền chắc, không thấm nước, nhẹ, dễ uốn nắn và có thể tái chế – đó là những đặc tính chủ chốt của vật liệu xây dựng.
Tái chế nhựa để làm vật liệu xây dựng đòi hỏi ít tài nguyên hơn so với các vật liệu từ chất liệu tự nhiên, và giúp ta giảm thiểu việc vứt bỏ nhựa ra bãi rác hoặc xả ra đại dương
Vật liệu xây dựng làm từ nhựa tái chế vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng – các nguyên mẫu chủ yếu được sử dụng để lắp đặt trình diễn. Cần có ý chí chính trị và nhận thức về môi trường rộng rãi để khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào tiềm năng tái chế nhựa.
Tái chế rác thải nhựa thành vật liệu xây dựng – ý tưởng đột phá
Nhựa là nguyên liệu sản xuất, nhưng nếu cứ áp dụng mô hình kinh tế theo đường thẳng của chúng ta: hàng hóa được sản xuất, tiêu thụ, rồi thải đi.
Hầu hết tất cả mọi người đều biết rằng, chỉ có một số loại nhựa có thể tái chế. Tỷ lệ có thể sử dụng để tái chế được là rất ít ỏi. Nước Anh hàng năm tiêu thụ năm triệu tấn nhựa nhưng lại chỉ có 370.000 tấn được tái chế (chiếm chỉ 7%).
Mô hình này giả định tăng trưởng vô tận và không tính đến các nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt của hành tinh, thì không chỉ không còn nguyên liệu mà còn phá hủy môi trường sống.
Mô hình kinh tế tuần hoàn, giúp tái chế rác thải nhựa đã sử dụng bắt đầu một vòng đời khác, biến nó thành vật liệu xây dựng cứng cáp, bền vững và sử dụng lâu dài.
Tuy nhiên nếu xét về kỹ thuật, mọi loại nhựa đều có thể tái chế 100%. Nhiều loại trong số đó có được vòng đời tái sinh một cách hoàn hảo, nhiều lần,.
Việc nấu chảy, tái chế rác thải nhựa thành vật liệu xây dựng, hoặc có thể dùng làm khuôn mẫu, để tạo nên những loại vật liệu nhựa có thể sử dụng cho các công trình xây dựng.
Một số loại có đặc tính cơ học thấp hơn so với loại nhựa nguyên sinh, khi xử lý thì các chuỗi polyme sẽ giảm. Những đặc tính này có thể được phục hồi bằng cách trộn nó với phụ gia hoặc nhựa nguyên sinh.
Môi trường Thành Nam – đội ngũ chuyên gia của chúng tôi với kiến thức sâu rộng, am hiểu vững chắc về việc xử lý chất thải công nghiệp, chúng tôi hiểu rõ các yêu cầu và quy định cụ thể của ngành công nghiệp và luôn tìm kiếm những giải pháp tối ưu nhất nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và đảm bảo tái chế và sử dụng tài nguyên.
Ngoài việc xử lý rác thải công nghiệp, chúng tôi còn có đa dạng các dịch vụ về môi trường như: xử lý nước thải công nghiệp, xử lý bùn thải công nghiệp, xử lý chất thải dân sinh, xử lý chất thải nguy hại…
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có những giải pháp xử lý rác thải công nghiệp tối ưu nhất.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TMDV MÔI TRƯỜNG THÀNH NAM
MST: 3603594599
Địa chỉ: Số 69/321, Đường Phùng Hưng, KP Long Đức 3, Phường Tam Phước, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0942 808 888 (Mr Linh)
Email: ctymoitruongthanhnam@gmail.com
Website: moitruongthanhnam.vn