Ô nhiễm môi trường vùng Tây Nam Bộ đã trở thành vấn đề vô cùng nhức nhối trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển kinh tế, xã hội.
Căn cứ theo nghiên cứu Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) trên báo điện tử Tài nguyên & Môi trường, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đang đạt 14.000 tấn/ngày (tương đương 5 triệu tấn/năm).
Con số này dự báo sẽ chạm mức 7 triệu tấn vào năm 2030, với khoảng 300.000 tấn chất thải nguy hại không được xử lý triệt để.
Hàng loạt các nhà máy phân xưởng, khu công nghiệp ra đời đáp ứng nhu cầu sản xuất, theo đó các chất thải nguy hải, khi thải từ các nhà máy, cơ sở chưa qua xử lý vô hình chung làm tình trạng ô nhiễm ngày càng thêm nặng nề, đây là vấn nạn cần được giải quyết không chỉ riêng việt nam mà còn trên toàn thế giới.
Hiện trạng ô nhiễm môi trường vùng Tây Nam Bộ
Hơn 10 năm qua, núi rác tại ấp Xóm Rẫy (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) vẫn lộ thiên trên biển.
Thậm chí, xung quanh hàng chục nghìn tấn rác bao gồm chai nhựa, nylon vương vãi khắp mặt nước, ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch và các hộ nuôi trồng thủy sản.
Rạch Rái Cá (Bến Tre) cũng là một trong những trường hợp ô nhiễm môi trường vùng Tây Nam Bộ
Một số hộ dân có nhà ở cặp theo rạch Cái Cá, phường An Hội, TP. Bến Tre phản ánh ô nhiễm môi trường xảy ra, nước dưới rạch có màu đen và bốc mùi khó chịu.
Theo người dân, ô nhiễm nhiều nhất là vào những khi con nước kém.
Rạch Cái Cá từ lâu chưa được nạo vét, một số đoạn rạch đã bị lạng, dòng chảy hẹp, có nhiều rác, cây lá hoặc vật liệu xây dựng nằm vương vãi dưới lòng rạch.
Hàng ngày, con rạch phải chịu khối lượng lớn nước thải với hơn 930m3 từ 43 cơ sở sản xuất, kinh doanh; trong đó đa số các cơ sở đều có xây dựng hệ thống lắng lọc – xử lý nước, một số cơ sở xả thải không đúng quy định và nhiều hộ gia đình xả nước xuống rạch theo nhiều đường thoát nước khác nhau.
Thực trạng ô nhiễm môi trường tại Cần Thơ cũng là một trong nhiều khu vực có hiện trạng nặng nề, dù chính quyền địa phương cũng đã có nhiều chương trình, tổ chức đề ra các giải pháp nhằm giải quyết và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường vùng Tây Nam Bộ như Ngân hàng thế giới (WSP/WB) và chương trình nước và vệ sinh.
Các giải pháp này được đưa ra nhằm tập trung hoàn thiện sơ đồ thoát nước, giải quyết tình trạng ngập úng, lựa chọn công trình xử lý tập trung. Đồng thời, các tỉnh phía Tây Nam Bộ vẫn cần hoàn thiện hệ thống chính sách cũng như các quy định về trách nhiệm, sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành.
Không riêng gì Cần Thơ, Cà Mau cũng có hệ thống sông ngòi chằng chịt, cuộc sống của người dân gắn liền trên sông nước.
Tuy nhiên, gần đây ô nhiễm môi trường vùng Tây Nam Bộ đã trở thành một vấn đề báo động, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.
Theo sở Tài Nguyên môi trường tỉnh Cà Mau, tại một cuộc khảo sát gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cửa biến tăng gấp 5 lần cho phép.
Biện pháp cải thiện Ô nhiễm môi trường vùng Tây Nam Bộ
Rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng do các tác nhân của tự nhiên như tình trạng sạc lở tại các cửa biển nhưng chủ yếu là do ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém khi mà vẫn có tình trạng vứt rác thải ra cửa biển của người dân cũng như xả xăng dầu từ các tàu khai thác thủy sản.
Có nhiều biện pháp nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường vùng Tây Nam Bộ được đề xuất như:
- Chính quyền địa phương cần có các biện pháp mạnh tay để xử lý các hành vi gây ô nhiễm cũng như có các biện pháp đầu tư nhằm chống sạc lở và sụt lún.
- Dùng cây gỗ và đất đá để chống các nơi sạc lở
- Có biện pháp xử lý mạnh tay các tàu, thuyền xả rác ra sông
- Giải tỏa các hộ dân lấn chiếm cửa biển, giáo dục ý thức người dân cũng như nạo vét hai cửa biển Khánh Hội
Tuy nhiên rõ ràng, vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ của riêng ai, nó cần sự vào cuộc, đồng sực, đồng lòng của tất cả cộng đồng, người dân cũng như các cấp chính quyền mà ý thức của người dân đóng vai trò quan trọng nhất.
Ngày nay, chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động của các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt cũng gây ra những hậu quả cực kỳ lớn đối với môi trường, xã hội.
Hiểu được điều đó cùng với nhu cầu thiết yếu, nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ môi trường ra đời, giúp quá trình xử lý các loại chất thải, nước thải, phế liệu, cũng trở nên dễ dàng hơn.
Các doanh nghiệp cũng dần đẩy mạnh việc sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường sống, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường vùng Tây Nam Bộ, cùng chung tay vì một Việt Nam giàu đẹp hơn.
Môi trường Thành Nam – với đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao, am hiểu vững chắc về việc xử lý chất thải công nghiệp, chúng tôi hiểu rõ các yêu cầu và quy định cụ thể của ngành công nghiệp và luôn tìm kiếm những giải pháp tối ưu nhất nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và đảm bảo tái chế và sử dụng tài nguyên.
Ngoài việc xử lý rác thải công nghiệp, chúng tôi còn có đa dạng các dịch vụ về môi trường như: xử lý nước thải công nghiệp, xử lý bùn thải công nghiệp, xử lý chất thải dân sinh, xử lý chất thải nguy hại…
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có những giải pháp xử lý rác thải công nghiệp tối ưu nhất.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TMDV MÔI TRƯỜNG THÀNH NAM
MST: 3603594599
Địa chỉ: Số 69/321, Đường Phùng Hưng, KP Long Đức 3, Phường Tam Phước, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0942 808 888 (Mr Linh)
Email: ctymoitruongthanhnam@gmail.com
Website: moitruongthanhnam.vn